5 TÁC DỤNG NGOẠI Ý KHI DÙNG AFATINIB
5 TÁC DỤNG NGOẠI Ý KHI DÙNG AFATINIB
Nguồn Sổ tay hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sử dụng Afatinib, tài liệu dành cho nhân viên y tế của nhà xuất bản © 2018 MIMS.
Cũng như nhiều loại thuốc khác, bệnh nhân dùng afatinib có thể gặp phải một số tác dụng ngoại ý.
Nhận biết sớm và điều trị kịp thời các tác dụng ngoại ý này sẽ giúp bệnh nhân gia tăng tuân trị, mang lại lợi ích cao nhất từ việc điều trị với afatinib, cải thiện kết cục trên lâm sàng cũng như chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Sau đây là một số tác dụng ngoại ý thường gặp khi dùng afatinib. Bệnh nhân cần được hướng dẫn để nhận biết sớm.
Tác dụng ngoại ý |
Thời điểm xuất hiện |
Biểu hiện |
Tiêu chảy |
1 tuần đầu |
Tăng số lần đi tiêu và số lượng phân nhiều hơn so với bình thường. |
Viêm niêm mạc miệng |
3 tuần đầu |
Đỏ, đau, loét ở lưỡi, môi, vòm trên, vòm dưới miệng, có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống. |
Phản ứng da (gồm phát ban/ ngứa/khô da) |
6 tuần đầu |
Da nổi mẩn, ban đỏ, ngứa hoặc khô. |
Viêm quanh móng |
Tuần thứ 9 - 10 |
Đỏ, sưng, đau hoặc chảy mủ ở vùng quanh móng tay hoặc móng chân |
Bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ điều trị khi:
+ Mới xuất hiện các dấu hiệu của các tác dụng ngoại ý nói trên.
+ Cảm thấy bất thường và bị hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày.
+ Không cải thiện các triệu chứng, dù đã được can thiệp điều trị.
1. TIÊU CHẢY
+ Tiêu chảy được đặc trưng bằng việc tăng số lần đi tiêu và số lượng phân so với bình thường.
+ Tác dụng ngoại ý này thường xuất hiện sớm, khoảng 2 - 3 ngày sau khi bắt đầu điều trị với afatinib.
+ Yếu tố nguy cơ: Nữ giới, diện tích da nhỏ.
Bảng phân độ tiêu chảy theo NCI-CTCAE
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
Độ 4 |
Tăng < 4 lần đi tiêu so với bình thường; tăng nhẹ lượng phân so với bình thường.
|
Tăng 4 – 6 lần đi tiêu so với bình thường; tăng trung bình lượng phân so với bình thường.
|
Tăng ≥ 7 lần đi tiêu; không kiểm soát được việc đi tiêu (són phân); cần nhập viện; tăng lượng lớn phân so với bình thường; hạn chế các hoạt động tự chăm sóc bản thân hàng ngày.
|
Đe dọa tính mạng; cần can thiệp khẩn cấp.
|
Hướng xử trí khi bị tiêu chảy
+ Đánh giá tính trạng mất nước và rối loạn cân bằng điện giải. Xem xét bù dịch và điện giải đường tĩnh mạch khi cần.
+ Dùng ngay Loperamide khi mới bị tiêu chảy. Liều khởi đầu 4 mg, sau đó dùng 2 mg sau mỗi lần đi tiêu hoặc mỗi 4 giờ, tối đa là 16 – 20 mg/ngày, cho đến khi hết tiêu chảy (không còn đi ngoài trong vòng 12 giờ).
+ Điều chỉnh chế độ ăn để ngăn tiêu chảy và chống mất nước: tăng lượng nước uống > 2 L/ngày; tránh dùng các sản phẩm từ sữa, các thức ăn/ nước uống có chứa lactose/caffeine, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị; nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
Cần loại trừ các nguyên nhân khác gây tiêu chảy.
Phân độ |
Tiếp cận điều trị |
|
Độ 1 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng. |
|
Độ 2 |
- Nếu tiêu chảy kéo dài > 2 ngày, dù đã dùng thuốc chống tiêu chảy, tạm ngừng afatinib. - Khi tiêu chảy giảm còn độ ≤ 1, bắt đầu điều trị lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày). |
Dùng Loperamide (liều dùng như trên). |
Độ 3 |
- Tạm ngừng afatinib. - Khi tiêu chảy hồi phục về độ ≤ 1, bắt đầu điều trị lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày). - Nếu tiêu chảy không hồi phục về độ ≤ 1 trong vòng 14 ngày, dù đã chăm sóc tối ưu và tạm ngừng điều trị, cần ngừng hẳn afatinib. |
- Dùng Loperamide (liều dùng như trên). - Nên cho bệnh nhân nhập viện (để theo dõi tiến triển và lấy phân soi cấy khi cần) và bù dịch tích cực đường tĩnh mạch ≥ 24 giờ. - Khởi trị kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
|
2. VIÊM NIÊM MẠC MIỆNG (VIÊM MIỆNG)
- Viêm niêm mạc miệng là tình trạng viêm ở niêm mạc trong khoang miệng.
- Triệu chứng của viêm niêm mạc thường xuất hiện trong 2 tuần đầu điều trị với afatinib.
- Yếu tố nguy cơ: Tuổi cao, vệ sinh răng miệng kém và/hoặc dùng răng giả.
Bảng phân độ viêm niêm mạc miệng theo NCI-CTCAE
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
Độ 4 |
Không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, không cần can thiệp. |
Đau vừa, không ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, cần điều chỉnh chế độ ăn. |
Đau nhiều, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. |
Đe doạ tính mạng, cần can thiệp khẩn cấp. |
Hướng xử trí khi bị viêm niêm mạc miệng
- Khuyên bệnh nhân nên:
+ Ăn các thức ăn mềm và nhạt.
+ Tăng cường vệ sinh răng miệng (mỗi 2 – 3 giờ nếu nhẹ, mỗi 1 – 2 giờ nếu trung bình - nặng); nên dùng bàn chải lông mềm để chải răng và lưỡi; tránh dùng nước súc miệng có chứa cồn.
Phân độ |
Tiếp cận điều trị |
|
Độ 1 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng. |
- Súc miệng bằng các sản phẩm chứa sodium bicarbonate, xạ hương hoặc mã đề; acid hyaluronic; hoặc dexamethasone. - Thoa triamcinolone 2 - 3 lần/ngày, khi cần. |
Độ 2 |
- Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng. - Nếu triệu chứng kéo dài ≥ 2 ngày, tạm ngừng afatinib. - Khi triệu chứng hồi phục về độ ≤ 1, bắt đầu dùng lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày). |
- Thoa lidocaine 2% hoặc siro acetaminophen để giảm đau do ăn uống. - Thoa triamcinolone 2 – 3 lần/ngày, và - Dùng kháng sinh đường uống (như minocycline 50 mg/ngày). - Ở các vết loét riêng lẻ, thoa trực tiếp betamethasone/ gentamicin trong 5 phút x 2 lần/ngày. - Nếu không đáp ứng điều trị, nên tư vấn thêm chuyên gia da liễu. |
Độ 3 |
- Tạm ngừng afatinib (2 - 4 tuần). - Khi triệu chứng hồi phục về độ ≤ 1, bắt đầu điều trị lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày) - Nếu viêm niêm mạc miệng không hồi phục về độ ≤ 1 trong vòng 14 ngày, dù đã chăm sóc tối ưu và tạm ngừng điều trị, cần ngừng hẳn afatinib. |
- Tư vấn thêm chuyên gia da liễu. - Thoa clobetasol 2 – 3 lần/ngày, và - Dùng kháng sinh đường uống (như minocycline 100 mg/ngày). - Khởi trị kháng sinh dự phòng ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
|
3. PHÁT BAN DA
- Ban da có thể ở dạng nốt sần có mủ, nang hoặc dạng mụn, thường xuất hiện ở mặt và phần thân trên.
- Tác dụng ngoại ý này xuất hiện phụ thuộc vào liều dùng và thường trải qua các giai đoạn sau:
+ Tuần 1: Rối loạn cảm giác, nổi ban đỏ và phù ở da.
+ Tuần 2: Các tổn thương vỡ ra.
+ Tuần 4: Các tổn thương đóng vảy.
+ Tuần 4 – 6: Nếu điều trị thành công, da trở nên khô và có màu hồng tại vị trí tổn thương.
Bảng phân độ phát ban theo NCI-CTCAE
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
Độ 4 |
Tổn thương chiếm < 10% diện tích da, có hoặc không có triệu chứng ngứa hoặc kích ứng da kèm theo.
|
Tổn thương chiếm 10 - 30% diện tích da, có hoặc không có triệu chứng ngứa hoặc kích ứng da kèm theo, bị ảnh hưởng tâm lý xã hội, giới hạn việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hoạt động hàng ngày. |
Tổn thương chiếm > 30% diện tích da, có hoặc không có triệu chứng ngứa hoặc kích ứng da kèm theo, giới hạn các hoạt động tự chăm sóc bản thân hàng ngày, có bội nhiễm tại chỗ và cần dùng kháng sinh đường uống. |
Tổn thương bất kỳ, có hay không có triệu chứng ngứa hoặc kích ứng da kèm theo, có bội nhiễm rộng và cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, có thể đe dọa tính mạng. |
Hướng xử trí khi bị phát ban
Phân độ |
Tiếp cận điều trị |
|
Độ 1 |
- Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng. |
- Thoa corticosteroid* hoặc tacrolimus 2 lần/ngày. - Thoa kháng sinh (clindamycin 1 – 2%, metronidazole 1% hoặc erythromycin 1 – 2%) 2 lần/ngày. - Có thể dùng thêm hydroxyzine khi bị ngứa. |
Độ 2 |
- Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng. - Nếu triệu chứng kéo dài ≥ 7 ngày, có thể tạm ngừng afatinib cho đến khi phục hồi về độ ≤ 1. |
- Tư vấn thêm chuyên gia da liễu. - Thoa corticosteroid* hoặc tacrolimus 2 lần/ngày. - Dùng kháng sinh đường uống (minocycline 100 mg, doxycycline 100 mg hoặc oxytetracycline 500 mg) 2 lần/ngày trong 4 - 6 tuần, và ngừng kháng sinh tại chỗ (nếu đang dùng). - Có thể dùng thêm hydroxyzine khi bị ngứa. |
Độ 3 |
- Tạm ngừng afatinib trong 2 – 4 tuần. - Khi triệu chứng hồi phục về độ ≤ 1, bắt đầu dùng lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày). - Nếu triệu chứng không cải thiện, nên ngừng hẳn afatinib. |
- Tư vấn thêm chuyên gia da liễu. - Thoa corticosteroid* hoặc tacrolimus 2 lần/ngày. - Uống prednisone, nếu cần. - Dùng kháng sinh đường uống (minocycline 100 mg, doxycycline 100 mg hoặc oxytetracycline 500 mg) 2 lần/ngày trong 4 - 6 tuần, và ngừng kháng sinh tại chỗ (nếu đang dùng). - Nếu nghi ngờ nhiễm trùng (có mài vàng, chảy mủ hoặc đau): + Chuyển sang kháng sinh đường uống có phổ rộng/hoặc phổ bao phủ vi khuẩn gram âm. + Lấy mẫu cấy định danh vi khuẩn. |
* Như triamcinolone acetonide 0.025%, desonide 0.05%, alclometasone 0.05%, fluticasone propionate 0.05%, hydrocortisone acetate 2.5%, hoặc hydrocortisone valerate.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tăng cường chăm sóc và bảo vệ da.
Nên: Dùng kem dưỡng ẩm và làm mềm (không chứa cồn và hương liệu) toàn thân 2 lần/ngày; dùng kem chống nắng (không chứa dầu) ở các vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời; dùng đồ trang điểm không chứa dầu,
Tránh: Tắm nước nóng & dùng các sản phẩm có thể gây khô và kích ứng da.
4. NGỨA
Ngứa là cảm giác rất khó chịu, thường đi kèm với khô da.
Bảng phân độ ngứa theo NCI-CTCAE
Độ 1 |
Nhẹ hoặc khu trú; can thiệp tại chỗ. |
Độ 2 |
Nhiều hoặc lan rộng; từng cơn; da biến đổi do gãi (như phù, mẩn đỏ, tróc da, lichen hóa; vảy tiết); cần can thiệp bằng đường uống; giới hạn các hoạt động hàng ngày. |
Độ 3 |
Nhiều hoặc lan rộng; kéo dài; giới hạn các hoạt động tự chăm sóc bản thân hàng ngày hoặc giấc ngủ; cần dùng corticosteroid đường uống hoặc liệu pháp ức chế miễn dịch. |
Hướng xử trí khi bị ngứa
Phân độ |
Tiếp cận điều trị |
|
Độ 1 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng |
Thoa corticosteroid loại trung bình 2 lần/ngày hoặc thuốc trị ngứa (pramoxine 1%, doxepin 5%) 1 lần/ngày. |
Độ 2 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng |
- Thoa corticosteroid loại trung bình 2 lần/ngày hoặc thuốc trị ngứa (pramoxine 1%, doxepin 5%) 1 lần/ngày, VÀ - Dùng kháng histamin* đường uống. |
Độ 3 |
- Tạm ngừng afatinib. - Khi triệu chứng hồi phục về độ ≤ 1, bắt đầu dùng lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày).
|
- Tư vấn thêm chuyên gia da liễu. - Dùng kháng histamin* đường uống VÀ - Dùng các thuốc đồng vận GABA,† aprepitant‡ hoặc doxepin§. |
* Như levocetirizine 5 mg x 1 lần/ngày, desloratadine 5 mg x 1 lần/ngày, diphenhydramine 25 – 50 mg x 3 lần/ngày, hydroxyzine 25 mg x 3 lần/ngày, hoặc fexofenadine 60 mg x 3 lần/ngày.
† Các thuốc đồng vận GABA (γ-aminobutyric acid) như gabapentin 300 mg mỗi 8 giờ hoặc pregabalin 50 – 75 mg mỗi 8 giờ. Điều chỉnh liều nếu bệnh nhân suy thận. ‡ Aprepitant 3 liều: 125 mg vào ngày 1, và 80 mg vào ngày 2 và 3.
§ Doxepin 25 – 50 mg mỗi 8 giờ.
5. DA KHÔ
- Khô da có đặc trưng là các vùng da xỉn màu, thô ráp, dễ bong từng mảng như giấy.
- Khô da ở thân mình và ở chi có thể gây chàm (eczema) và làm hạn chế việc thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Bảng phân độ khô da theo NCI-CTCAE
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
Chiếm < 10% diện tích da và không có ban đỏ hoặc ngứa. |
Chiếm 10 – 30% diện tích da và có ban đỏ hoặc ngứa, giới hạn việc sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động hàng ngày. |
Chiếm > 30% diện tích da và ngứa, giới hạn các hoạt động tự chăm sóc bản thân hàng ngày. |
Hướng xử trí khi bị khô da.
Phân độ |
Tiếp cận điều trị |
|
Độ 1 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng. |
- Thoa kem dưỡng ẩm cho mặt 2 lần/ngày, VÀ - Thoa ammonium lactate 12% toàn thân 2 lần/ngày. |
Độ 2 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng. |
- Thoa kem dưỡng ẩm cho mặt 2 lần/ngày, VÀ - Thoa ammonium lactate 12% hoặc acid salicylic 6% toàn thân 2 lần/ngày. |
Độ 3 |
Tạm ngừng afatinib. |
- Khi triệu chứng hồi phục về độ ≤ 1, bắt đầu điều trị lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày). - Tư vấn thêm chuyên gia da liễu. - Thoa kem dưỡng ẩm cho mặt 2 lần/ngày, VÀ - Thoa ammonium lactate 12% hoặc acid salicylic 6% toàn thân 2 lần/ngày,* VÀ - Thoa corticosteroid** trên những vùng da bị chàm 2 lần/ngày. |
* Tránh sử dụng ammonium lactate hoặc acid salicylic trên vùng da có ban đỏ, vết thương hở.
** Như triamcinolone acetonide 0.025%, desonide 0.05%, alclometasone 0.05%, hoặc fluticasone propionate 0.05%.
Nếu khô da gây nứt, dùng doxycycline 100 mg/ngày, thoa kem clobetasol và kháng sinh, đồng thời băng vết nứt bằng các tấm hydrocolloid (hoặc cyanoacrylate hoặc polymer kết hợp với chất khử trùng).
6. VIÊM QUANH MÓNG
- Viêm quanh móng là một tác dụng ngoại ý xuất hiện muộn (9 - 10 tuần sau điều trị), được đặc trưng bởi tình trạng nhiễm khuẩn các mô mềm xung quanh móng tay và/hoặc chân.
- Tác dụng ngoại ý này thường gặp ở bệnh nhân nữ thường xuyên làm móng và cắt da, bệnh nhân có vệ sinh kém, đã có độc tính trên móng với các liệu pháp điều trị ung thư trước đó, hoặc đã điều trị liên tục hoặc dài hạn.
Bảng phân độ viêm quanh móng theo NCI-CTCAE
Độ 1 |
Độ 2 |
Độ 3 |
Phù hoặc đỏ quanh móng; rách lớp biểu bì. |
Can thiệp tại chỗ; can thiệp đường uống (như kháng sinh, kháng nấm, kháng virus); phù hoặc đỏ quanh móng kèm đau; có chảy mủ hoặc bong giường móng; giới hạn việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hoạt động hàng ngày. |
Can thiệp phẫu thuật hoặc dùng kháng sinh đường tĩnh mạch; giới hạn các hoạt động tự chăm sóc bản than hàng ngày.
|
Hướng xử trí khi bị viêm quanh móng
Phân độ |
Tiếp cận điều trị |
|
Độ 1 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng |
- Thoa kháng sinh/kháng khuẩn*, ngâm giấm,** VÀ - Thoa corticosteroid (như betamethasone valerat 2 – 3 lần/ngày). |
Độ 2 |
Tiếp tục duy trì afatinib ở liều đang dùng |
- Thoa kháng sinh/kháng khuẩn*, ngâm giấm**, bạc nitrate mỗi tuần, VÀ - Thoa corticosteroid (như betamethasone valerat 2 – 3 lần/ngày). |
Độ 3 |
- Tạm ngừng afatinib (2 – 4 tuần). - Khi triệu chứng hồi phục về độ ≤ 1, bắt đầu dùng lại afatinib ở liều đã giảm 10 mg/ngày (liều tối thiểu là 20 mg/ngày). - Nếu không cải thiện khi ngừng tạm thời, nên ngừng hẳn afatinib. |
- Nên tư vấn chuyên gia da liễu. - Thoa kháng sinh/kháng khuẩn*, ngâm giấm**, bạc nitrate mỗi tuần. - Thoa clobetasol 2 – 3 lần/ngày, khi cần. - Cân nhắc nhổ móng và sử dụng kháng sinh toàn thân. |
* Như clindamycin 1%, erythromycin 1%, tetracyclin 1% hoặc chloramphenicol 1%, iod.
** Ngâm ngón tay hoặc ngón chân vào giấm trắng pha nước theo tỉ lệ 1:1 trong 15 phút mỗi ngày.
*** Gồm các tetracycline và kháng khuẩn (tránh dùng erythromycin vì tác dụng ức chế P-glycoprotein).
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tăng cường chăm sóc bàn tay/chân và móng; tránh cắt da, làm móng, và để tay tiếp xúc với nước./.
Xem thêm