ĐIỀU CHỈNH LIỀU AFATINIB TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

31/12/2024

ĐIỀU CHỈNH LIỀU AFATINIB

TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Khi có triệu chứng của các tác dụng ngoại ý liên quan đến thuốc, tạm ngừng và giảm liều afatinib như Bảng 1. 

Theo Thông tin kê toa của Giotrif®. Available at http://www.mims.com/vietnam/drug/info/giotrif/giotrif?type=vidal. Access on 30-Mar-2018

Bảng 1. Điều chỉnh liều afatinib khi có tác dụng ngoại ý

Độ nặng của

tác dụng ngoại ý a

Liều afatinib khuyến cáo

Độ 1 hoặc 2

Không ngừng thuốc 

Không chỉnh liều 

Độ 2 (kéo dàib hoặc không thể dung nạp)

Độ ≥ 3

Ngừng thuốc cho đến khi về độ ≤ 1

Tiếp tục điều trị nhưng giảm liều bớt 10 mgc

a: Theo phân loại của CTCAE (Tiêu chí phân loại các tác dụng ngoại ý của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ). 

b: Là tiêu chảy > 48 giờ và/hoặc phát ban > 7 ngày. 

c: Nếu bệnh nhân không dung nạp được liều 20 mg/ngày, nên cân nhắc ngừng hẳn afatinib. 

Lưu ý: Khi bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp cấp tính hoặc xấu đi, nên nghĩ đến bệnh phổi mô kẽ (ILD) và nên tạm ngừng afatinib. 

Liều dùng của afatinib ở bệnh nhân suy gan, suy thận được điều chỉnh như Bảng 2

Theo Thông tin kê toa của Giotrif®. Available at http://www.mims.com/vietnam/drug/info/giotrif/giotrif?type=vidal. Access on 30-Mar-2018 

Điều chỉnh liều dùng của afatinib ở bệnh nhân suy gan, suy thận

Mức độ suy gan, suy thận

Liều afatinib khuyến cáo

Suy thận nhẹ - trung bình (eGFR ≥ 30 mL/phút/1.73 m2

Suy gan nhẹ - trung bình (Child Pugh A - B)

Không cần chỉnh liều

Suy thận nặng (eGFR 15 – 29 mL/phút/1.73 m2)

Không cần chỉnh liều khởi đầu, nhưng cần theo dõi và chỉnh liều nếu không dung nạp

Suy thận: eGFR < 15 mL/phút/1.73m2 hoặc cần lọc máu Suy gan nặng (Child Pugh C)

Không khuyến cáo dùng afatinib

Nguồn thông tin: Sổ tay hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sử dụng Afatinib, tài liệu dành cho nhân viên y tế của nhà xuất bản © 2018 MIMS.

 


(*) Xem thêm

Bình luận